Cửa võng là một trong những vật phẩm được dùng để trang trí không gian thờ và được ứng dụng phổ biến trong các nhà thờ họ, nhà chùa, đền… Vậy cửa võng phòng thờ là gì và có ý nghĩa như thế nào hãy tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.
Cửa võng phòng thờ là gì?
Cửa võng còn có tên gọi là y môn, đây là một loại “ cửa giả” nhưng ngắn gọn và không có cánh cửa kèm theo. Cửa võng có dáng hình chữ M, mặt cửa được trang trí bởi các đường nét hoa văn truyền thống như rồng phượng, ngọc võng xuống.
Cửa võng trở thành một món đồ thờ truyền thống trong kiến trúc nhà thờ họ, đình, miếu, chùa hoặc đền và trong không gian thờ cúng gia tiên, được chạm trổ kỳ công, tỉ mỉ với những họa tiết hoa văn tinh xảo, bắt mắt. Cửa võng được treo. Nó được treo ngay phía trên cửa ra vào của gian thờ chính, có hình dạng giống như một chiếc võng cong treo ngược, vì vậy gọi là “cửa võng”.
Ý nghĩa cửa võng phòng thờ trong thờ cúng
Cửa võng phòng thờ là sản phẩm trang trí nội thất phòng thờ, gồm các cửa chính và cửa hậu hai bên, mang nhiều ý nghĩa về phong thủy và tâm linh.
- Tăng sự tôn nghiêm không gian thờ: Khi lắp cửa võng lên sẽ trông như một tấm bình treo ngăn cách giữa 2 thế giới âm dương. Từ đó tạo sự trang trọng, uy nghiêm, giúp con cháu cảm thành có sự thành kính và biết ơn tổ tiên khi bước vào không gian thờ.
- Là biểu tượng của sự kết nối âm dương, đất trời: Hình dáng uốn cong của cửa võng giống như một chiếc võng treo lên, thể hiện sự cân bằng âm dương và đất trời. Cũng là cách dân gian thể hiện sự tôn trọng trật tự của vũ trụ.
- Thể hiện đạo hiếu và biết ơn tổ tiên: Các hoa văn họa tiết được chạm trổ trên cửa võng thường mang biểu tượng của chữ Phúc - Lộc - Thọ hoặc tứ linh, hoa sen, cuốn thư đều thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn tổ tiên. Bỏi vậy cửa võng càng đẹp, công phu càng thể hiện gia phong và niềm tự hào của tư gia.
- Mang ý nghĩa phong thủy tốt lành: Nếu được đặt ở đúng vị trí, đúng cung thì cửa võng sẽ giúp tụ khí, có năng lượng tích cực mang lại tài lộc và bình an cho gia chủ. Hơn nữa những cửa võng làm từ gỗ tốt, sơn son thếp vòng hoặc họa những hình tượng may mắn sẽ càng được coi là vật phẩm tốt trong nhà.
- Gìn giữ nét đẹp trong truyền thống văn hóa thờ cúng: Cửa võng được gắn với văn hóa thờ cúng của người Việt. Không chỉ tăng thêm thẩm mỹ cho không gian thờ mà còn có giá trị giáo dục con cháu biết uống nước nhớ nguồn, giữ gìn truyền thống dân tộc.
Ngày nay chúng ta có thể thấy cửa võng được treo nhiều ở những chùa chiền, đình, ngôi chùa thờ ông hoàng, bà chúa, anh hùng dân tộc hay thần linh vô cùng hoành tráng.
Chất liệu cửa hàng phòng thờ
Cửa võng chủ yếu được làm từ 2 chất liệu chính là cửa võng bằng đồng và cửa võng bằng gỗ.
- Với cửa võng bằng đồng thường được sơn son thếp vàng trang trọng, đúc nổi họa tiết chạm chìm.
- Với cửa võng bằng gỗ thường từ gỗ mít, gỗ gụ, gỗ dổi, được điêu khắc, chạm trổ trên nền gỗ.
Hình thức có sự giống nhau, chỉ khác về chất liệu và họa tiết, nên phụ thuộc vào sở thích của từng gia chủ sẽ chọn loại cửa võng phù hợp.
Một số mẫu cửa võng phòng thờ đẹp:
Cửa Võng Đục Mai Điểu Gỗ Gụ - Mẫu 1 XEM TẠI ĐÂY
Cửa Võng Đục Mai Điểu Gỗ Gụ - Mẫu 3 XEM TẠI ĐÂY
Cửa Võng Đục Mai Điểu Gỗ Hương Đá - Mẫu 2 XEM TẠI ĐÂY
Cửa Võng Đục Mai Điểu Sơn Son Thếp Vàng- Mẫu 1 XEM TẠI ĐÂY
Cửa Võng Đục Truyện Gỗ Gụ - Mẫu 3 XEM TẠI ĐÂY
Cửa Võng Đục Truyện Gỗ Hương Đỏ XEM TẠI ĐÂY
Lưu ý khi lắp đặt cửa võng trong không gian thờ cúng
- Vị trí lắp đặt: Cửa võng thường được bố trí trong các không gian thờ tự có diện tích rộng, điển hình như nhà thờ họ, đình, đền, chùa… Vị trí lý tưởng là khoảng trống phía trước bàn thờ, chính giữa hai cột nhà hoặc hai bức vách, tạo thành hình dáng võng buông xuống. Chiều cao lắp đặt cần vượt tầm với của người bình thường để tạo sự trang nghiêm, nhưng không nên đặt quá cao gây mất cân đối mỹ quan.
- Kích thước phù hợp: Cửa võng nên được thiết kế đồng bộ với kích thước cửa ra vào hoặc không gian thờ, đảm bảo hài hòa về tỷ lệ và phong thủy tổng thể.
- Khoảng cách với trần nhà: Thông thường, cửa võng được treo cách trần từ 50cm đến 70cm, tùy thuộc vào chiều cao không gian và kích thước của cửa võng. Trên cùng thường gắn kèm bức đại tự dài bằng chiều ngang cửa võng. Hai bên cột nhà có thể treo đôi câu đối lớn, ôm sát thân cột, cao gần bằng chiều cao cột.
- Phối hợp cùng hoành phi, câu đối: Bên trong không gian thờ (phía sau cửa võng) là khu vực đặt bàn thờ gia tiên, có thể bố trí thêm bộ hoành phi - cuốn thư - câu đối với kích thước tương xứng, góp phần tăng sự linh thiêng và mỹ quan cho không gian.
Cửa võng chính là món đồ nội thất phòng thờ có giá trị cả về thẩm mỹ và phong thủy. Ngoài cửa võng thì hiện tại Xưởng Gỗ Phú Xuyên còn có hoành phi câu đối, cuốn thư, bài vị, cửu huyền thất tổ… và nhiều món đồ nội thất phòng thờ khác. Nếu các gia chủ quan tâm cần tư vấn báo giá hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ.
Hướng Dẫn Mua Hàng
- Khách hàng gọi hotline zalo: 0986.997.867 để được tư vấn về sản phẩm nhanh nhất.
- Xưởng Gỗ Phú Xuyên sẽ phản hồi và tư vấn khách hàng về sản phẩm: kiểu dáng, chất liệu, giá cả.
- Sau khi chốt chọn được sản phẩm, khách hàng tiến hành đặt cọc một phần theo thỏa thuận.
- Xưởng Gỗ Phú Xuyên thi công chế tác sản phẩm khi hoàn thành sẽ quay video và chụp lại hình ảnh gửi quý khách duyệt trước khi vận chuyển.
- Khách hàng kiểm tra sản phẩm và thanh toán số tiền còn lại.
Thông tin chi tiết liên hệ:
CÔNG TY TNHH MỸ NGHỆ ÂU LẠC
Điện thoại: 0986997867
Fanpage: facebook.com/xuonggophuxuyen68
Website: xuonggophuxuyen.vn
Youtube: youtube.com/xuonggophuxuyen68
CS1: Tân Dân - Phú Xuyên - Hà Nội
CS2: La Xuyên - Ý Yên - Nam Định
CS3: Lô 328 Phú Thứ - Phú Sơn - TP.Thanh Hoá